Lưu vong và hồi sinh Vương tộc Orange-Nassau

Frederick Henry qua đời năm 1647 và con trai ông lên kế vị và trở thành Thân vương xứ Orange. Khi Hòa ước Münster sắp được ký kết, qua đó thì Chiến tranh Tám mươi năm cũng sẽ kết thúc, William cố gắng duy trì quyền lực mà ông có được trong thời chiến với tư cách là chỉ huy quân sự. Những quyền lực này đương nhiên sẽ bị giảm bớt trong thời bình vì sự cắt giảm quân đội. Điều này vấp phải sự phản đối lớn từ các quan nhiếp chính. Khi Andries BickerCornelis de Graeff, các Đại quan nhiếp của thành phố Amsterdam từ chối một số thị trưởng do William chỉ định, ông đã cho quân đội bao vây Amsterdam. Cuộc bao vây đã kích động sự phẫn nộ của các quan nhiếp chính. William qua đời vì bệnh đậu mùa vào ngày 6 tháng 11 năm 1650, chỉ để lại một người con kế vị là William III (sinh ngày 14 tháng 11 năm 1650) lúc đó chỉ mới được hơn 1 tuần tuổi. Vì của William II, William III còn quá nhỏ nên các nhiếp chính đã sử dụng cơ hội này để bỏ trống chức vụ stadtholder. Điều này đã mở đầu cho một kỷ nguyên trong lịch sử Hà Lan được gọi là Thời kỳ không có Stadtholder đầu tiên.[11] Mẹ của Thân vương William III đã xung đột với mẹ chồng là Amalia trong việc chọn một nền giáo dục phù hợp cho ông. Vì mẹ của William là công chúa của Anh nên bà muốn ông tiếp thu nền giáo dục Anh, trong khi đó bà ngoại Amalia thì muốn cháu mình tiếp thu nền giáo dục Pháp, nơi khai sinh ra Nhà Orange. Các Estate của Holland, dưới thời Jan de Witt và Cornelis de Graeff đã can thiệp vào việc giáo dục của William và biến ông thành một "child of state" để được giáo dục bởi nhà nước Cộng hòa Hà Lan, điều này sẽ đảm bảo giữ William khỏi ngai vàng. William thực sự trở nên rất ngoan ngoãn trước những mong muốn của các nhiếp chính và các Estate.[10][11]

Cộng hòa Hà Lan bị Vương quốc PhápVương quốc Anh tấn công vào năm 1672. Chức năng quân sự của stadtholder trở nên cần thiết, và với sự hỗ trợ của những người ủng hộ Nhà Orange, William đã được bổ nhiệm làm stadtholder. William đã thành công đẩy lùi cuộc xâm lược và nắm giữ quyền lực hoàng gia. Ông trở nên mạnh mẽ hơn những người tiền nhiệm của mình trong Chiến tranh Tám mươi năm.[10][11] Năm 1677, William kết hôn với người em họ là Công chúa Mary Stuart, con gái của Hoàng tử James, người mà tương lai sẽ trở thành vua của Anh với vương hiệu James II. Năm 1688, William bắt tay vào một sứ mệnh phế truất người cha vợ theo Công giáo của mình khỏi ngai vàng của Anh, Scotland và Ireland. Ông và vợ cùng đồng cai trị nước nước Anh vào ngày 11 tháng 4 năm 1689, với vương hiệu là William IIIMary II. William và vợ cai trị cả 3 vương quốc, vì thế ông trở thành một trong những vị vua hùng mạnh nhất ở châu Âu, và là người duy nhất đánh bại vua Louis XIV của Pháp.[10] William III qua đời sau một tai nạn cưỡi ngựa vào ngày 8 tháng 3 năm 1702 mà không để lại con cái thừa kế, vì thế mà dòng nam của Nhà Orange đã tuyệt tự, và để lại Scotland, Anh và Ireland cho người em vợ là Nữ hoàng Anne.

The collateral house of Nassau: bốn anh em của Willem I, Thân vương xứ Orange: Jan (1536–1606), ngồi, Hendrik (1550–74), Adolf (1540–68) và Lodewijk (1538–74), Bá tước xứ Nassau.